Surabaya - thành phố lớn thứ hai của Indonesia đã đưa ra một phương án mới để khuyến khích người dân tái chế chất thải: đổi chai nhựa đã qua sử dụng lấy vé xe buýt miễn phí.
Theo kế hoạch đc Surabaya phát động vào vào tháng 4/2018, hành khách có thể lên xe buýt đỏ trong thành phố bằng cách vứt bỏ chai nhựa tại các bến cuối hoặc trực tiếp trả phí cho nhwng chai nhựa này
Hành khách đi xe buýt với vé 2 giờ phải trả 10 ly nhựa hoặc 5 chai nhựa, tùy thuộc vào kích thước của chúng. Thành phố Surabaya hy vọng sẽ đạt được mục tiêu đầy tham vọng - không còn chất thải nhựa vào năm 2020.
Surabaya là thành phố đầu tiên ở Indonesia thực hiện kế hoạch này.
"Rác, điển hình như chai nhựa chồng chất trong khu phố của tôi, vì vậy tôi mang nó đến đây để môi trường không chỉ sạch hơn mà còn giúp giảm bớt khối lượng công việc thu gom rác", Linda Rahmawati - người dân ở thành phố Surabaya nói.
Dữ liệu thành phố cho thấy 15%, hay gần 400 tấn chất thải hàng ngày của Surabaya là nhựa.
Theo dữ liệu, một chiếc xe buýt có thể thu tới 250 kg chai nhựa mỗi ngày, tương đương 7,5 tấn trong một tháng.
Sau khi thu thập, nhãn mác và nắp chai được lấy ra khỏi chất thải và nó được bán đấu giá cho các công ty tái chế.
Tiền thu được từ cuộc đấu giá sẽ dành cho việc điều hành các hoạt động xe buýt và tài trợ cho không gian xanh trong thành phố, nằm ở mũi phía Đông của Java, hòn đảo chính của Indonesia.
Indonesia - quốc gia đông dân thứ 4 trên thế giới là nơi có diện tích rừng mưa nhiệt đới lớn nhất châu Á, nhưng vẫn phải vật lộn với tình trạng tắc nghẽn giao thông ở nhiều thành phố.
Irvan Wahyu Drajad, Trưởng phòng giao thông của Surabaya cho biết: “Indonesia là một trong những nước góp phần vào tình trạng gia tăng chất thải nhựa lớn nhất thế giới và thông qua sáng kiến này, chúng tôi hy vọng có thể nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến rác thải”.
“Theo ước tính, Indonesia, một quần đảo của hàng ngàn hòn đảo là nước đóng góp lớn thứ hai thế giới về chất ô nhiễm nhựa trong đại dương, sau Trung Quốc”, nghiên cứu năm 2015 được công bố trên tạp chí “Science”.
Một cư dân Surabaya khác cũng chào đón và ủng hộ kế hoạch này.